23.2.12

Sự cân bằng trong thực phẩm

herman aihara, bảng thực phẩm cân bằng, xóm gạo lứt, photo by Dạ Lai Hương

(Dạ Lai Hương - XomGaoLut.info) Bắt đầu từ bài đăng này, tôi xin tiến hành chuyển sang Việt Ngữ những bài viết, bài nói chuyện của tác giả Herman Aihara. Một môn đệ của ông George Ohsawa. Đây là người cùng với Michio Kushi đã góp một phần to lớn chuyển tải kiến thức Thực Dưỡng đến Tây Phương. 

Tác phẩm nổi tiếng nhất và được đánh giá rất cao của ông mang tựa đề Acid & Alkaline (axít và kiềm). Trong đó, ông đã làm mới lý thuyết Thực Dưỡng và đưa ra Bảng Thực Phẩm 4 bánh xe cân bằng (the four wheel balance of food). (sau đây tạm dịch là Bảng Thực Phẩm Cân Bằng).

Một điều đáng kể nữa về Herman Aihara là ông đã dựng xây được một nông trại cho riêng mình và tổ chức rất nhiều những buổi hội thảo, lớp học hay là những khóa tu để phổ biến kiến thức Thực Dưỡng... Tất cả những thông tin này tôi sẽ cập nhật với bạn trong những bài viết sắp tới.


Còn bây giờ xin mới bạn đọc bài đầu tiên:


Sự Cân Bằng Trong Thực Phẩm


[trích từ buổi nói chuyện về Bảng Thực Phẩm Cân Bằng của GS H. Aihara vào năm 1995 tại Singapore]

~~~

Đây là một trong những lần chuyển ngữ đầu tiên của tôi (19/08/2010) về đề tài Thực Dưỡng. 
Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Bạn có thể xem đường dẫn bài gốc ở cuối trang để so sánh đối chiếu. Nếu phát hiện có những chỗ dịch sai, dịch không chuẩn xin hãy góp ý và chỉ điểm cho tôi.

Chân thành cám ơn,
Dạ Lai Hương
~~~




Thói quen dùng thực phẩm thiên nhiên


Ví dụ, một bữa ăn "cân bằng" có thể gồm các loại thực phẩm tạo kiềm âm (I) kết hợp với các loại thực phẩm tạo axit dương (IV). Đây là lối ăn uống của mọi người trong xã hội hiện đại: bít tết (axit dương) với rượu, các loại rau và trái cây (kiềm âm).

Bảng Thực Phẩm Cân Bằng giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về thói quen cũng như là tật ăn uống không có chừng mực của mình. Sau một bữa tiệc tối với rất nhiều thịt và pho mát (axit dương), bạn thức dậy vào sáng hôm sau và muốn uống 1 cốc cà phê hay 1 ly nước cam (kiềm âm).

Coffee vốn luôn được chào mời như là một phương thuốc hiệu quả chống chọi lại những cơn buồn ngủ hay là cảm giác uể oải. Từ quan điểm âm-dương, điều này có vẻ thật khác thường, vì cà phê và rượu là những thức uống cực âm. Nhưng lý do trở nên sáng tỏ khi chúng ta thấy rằng cà phê tạo kiềm, trong khi rượu tạo axit.

Tương tự như vậy, một số người ăn chay thích ăn đường. Mặc dù rau quả và đường đều là những thực phẩm âm. Nhưng rau quả tạo kiềm, trong khi đường tạo axit.

Thịt (axit dương) theo cách nấu truyền thống thì được chế biến với gia vị (kiềm âm) hoặc nước tương (kiềm dương). Tại sao có hai cách khác nhau khi chế biến thịt? Đó là để cân bằng với môi trường. Thịt được nấu với gia vị ở vùng khí hậu nóng, nhưng với nước tương hoặc muối ở những vùng khí hậu lạnh.

Chế độ ăn theo truyền thống vốn dĩ rất cân bằng. Và trong một nghĩa nào đó, chế độ ăn uống hiện đại cũng đã đạt được tình trạng cân bằng. Ngày nay người ta ăn thịt, trứng và pho mát (axit dương) với đường và hóa chất (axit âm). Đây là sự cân bằng với nhiều muối (kiềm dương).

Sự cân bằng trong thực đơn hiện đại của các loại thực phẩm không phải là hoàn hảo. Nếu có, loài người sẽ không phải rơi vào tình trạng bệnh tật. Họ cần phải ăn nhiều rau quả và trái cây hơn (kiềm âm). Nhưng nếu chúng ta chọn thực phẩm theo trực giác, theo những ham muốn bản năng thì sự cân bằng chỉ mang tính thô lậu.

herman aihara, bảng thực phẩm cân bằng, xóm gạo lứt, photo by Dạ Lai Hương

Dùng trí phán đoán trong việc lựa chọn thực phẩm 

Rắc rối bắt đầu khi chúng ta dùng trí năng để lựa chọn các loại thực phẩm hơn là bản năng tự nhiên. Và vì vậy một số những cái gọi là “chế độ ăn uống lành mạnh” có thể trở nên mất cân bằng.

Hãy lấy một ví dụ về những người (vốn có ý thức về sức khoẻ) chỉ ăn hoa quả và salads tươi chưa qua chế biến. Như vậy tức là họ chỉ ăn 1 loại thực phẩm tạo kiềm âm.

Để cho cân bằng họ dùng thêm các loại hạt (tạo axit). Vì vậy, họ cân bằng axit và kiềm. Nhưng chế độ ăn uống của họ vẫn chỉ bao gồm các loại thực phẩm âm. Nó vẫn không cân đối.

Có những người áp dụng chế độ ăn không có muối. Và do vậy họ đã loại đi một thực phẩm chính yếu (theo Bảng Thực Phẩm Cân Bằng) tạo kiềm dương.

Về lý thuyết, một chế độ ăn uống được xem là "cân bằng", một khi nó bao gồm các loại thực phẩm tạo axit và kiềm và được nhìn nhận dưới quan điểm âm và dương. Nhưng khi ta cố tình loại bỏ một loại thực phẩm chính yếu thì thực đơn ấy đã không còn giữ được sự cân bằng hợp lý.

Chúng ta có thể đạt được sự cân bằng lý tưởng với tất cả bốn loại thực phẩm. Như vậy một chế độ ăn uống có thể bao gồm:
* Toàn bộ ngũ cốc (axit dương)
* Muối gia vị, gia vị và dưa chua (kiềm dương)
* Rau quả và trái cây (kiềm âm)
* Các loại đậu (axit âm)

Đây chính là chế độ ăn uống theo tinh thần thực dưỡng.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, trong trường hợp này, không có nghĩa là chúng ta ăn một lượng bằng nhau từ mỗi loại theo Bảng Thực Phẩm Cân Bằng.

Vì cơ thể cần phải được kiềm hoá ở mức độ vừa phải để cho sức khỏe đạt tình trạng tối ưu nên chúng ta nên ăn nhiều thức ăn tạo kiềm và dùng ít các loại thực phẩm tạo axit. Chúng ta đặc biệt nên tránh dùng các loại thực phẩm tạo axit mạnh như thịt, trứng, đường, rượu và hóa chất.

Đậu và cá tạo axit nên chúng ta chỉ được ăn một lượng nhỏ. Trong một chế độ ăn Thực Dưỡng thì loại thực phẩm tạo axit chủ yếu là ngũ cốc.

Nếu ngũ cốc được kết hợp với rau quả (kiếm âm) và muối hoặc các loại thực phẩm mặn (kiềm dương), thì lượng axit được tạo ra sẽ cân bằng. 

Nhai Kỹ

Khi ta nhai ngũ cốc đã được nấu chính một cách kỹ lưỡng - 50 lần hoặc nhiều hơn cho mỗi miếng nhai, cho đến khi thực phẩm trở thành dạng lỏng trước khi ta nuốt – thì axit tạo ra sẽ được trung hòa bởi vì nước bọt mang tính kiềm.

Các loại thực phẩm dương có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi vì chúng mang tính hướng tâm. Vì vậy, chúng ta cũng nên tránh dùng những thực phẩm cực dương như thịt và trứng. Các loại thực phẩm cực dương khác như muối, nước tương miso nên sử dụng với số lượng rất nhỏ.

Khi chú tâm vào tất cả những luận điểm trên, chúng ta sẽ có một “chế độ ăn Thực Dưỡng mẫu mực" theo tỉ lệ sau đây:
* 50-60% cốc loại
* 5-10% súp
* 25-30% các loại rau quả
* 5 -10% đậu và các sản phẩm từ đậu
* một ít rong biển.

Thêm vào đó, thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể dùng một số thực phẩm sau đây (một vài lần trong tuần), hoặc một lượng nhỏ mỗi ngày:
* Cá và hải sản
* Trái cây
* Đậu hạt
* Các loại trà và coffee không gây kích thích
* Dưa chua
* Gia vị (ở vùng khí hậu nóng).

Như vậy một chế độ ăn cân bằng - cả về âm và dương cũng như axit và kiềm - sẽ là những yếu tố cần thiết để chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh toàn hảo.


Cân bằng nhu cầu cá nhân

"Chế độ ăn Thực Dưỡng chuẩn mực" mà tôi đưa ra  không phải là một thực đơn cố định 
và mọi người phải áp dụng theo một cách cứng nhắc. Chúng ta chỉ nên xem đây như là một bảng hướng dẫn mẫu.

Bởi vì mỗi người chúng ta là khác nhau, chúng ta cần phải áp dụng các nguyên tắc này cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình. Nói cách khác, chúng ta cần phải thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng cho riêng mình.

Bảng Thực Phẩm Cân Bằng rất hữu ích để chúng ta có thể định ra cho một công thức hợp lý cho mỗi cá nhân.

Nếu tình trạng của bạn là thịnh âm – ôn hoà, yếu ớt và dễ dàng bị phân tâm - Tôi khuyên bạn nên ăn 50% hoặc nhiều hơn các loại thực phẩm dương: ngũ cốc (axit dương) và gia vị mặn (kiềm dương).

Nếu bạn tương đối dương – cứng nhắc, căng thẳng và bảo thủ - bạn nên ăn 50% hoặc nhiều hơn các loại thực phẩm âm: trái cây và rau quả (kiềm âm) và đậu, hạt (axit âm).

Nếu bạn đã ăn nhiều thức ăn động vật trong quá khứ, máu của bạn có xu hướng mang nhiều tính axit. Mặc dù các sản phẩm thịt tồn trữ một lượng lớn chất sodium (Natri) (kiềm), natri này thường được lưu trữ trong các mô của cơ thể và không được ion hóa trong máu. Vì vậy, máu của bạn vẫn còn mang tính axit(chua).

Trong trường hợp này, "chế độ ăn uống cân bằng của bạn" nên có nhiều thức ăn tạo kiềm. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều rau và hoa quả (kiềm âm) để tạo ra những phản ứng trung hoà với lượng thịt (axit dương) tích trữ trong quá khứ.

Đây là lý do tại sao nhiều người - những người ăn nhiều thịt trong quá khứ - cảm thấy trong ngắn hạn sức khoẻ họ hồi phục khi áp dụng một chế độ ăn uống gồm trái cây và xà lách tươi. Nhưng về lâu dài, một chế độ ăn uống như vậy sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn – (vì có quá nhiều kiềm âm).

Ngoài ra, nếu cơ thể của bạn đã tích trữ một lượng lớn natri từ việc ăn nhiều thịt động vật, bạn không nên dùng muối (natri clorua) để kiềm hoá cơ thể. Tôi khuyến nghị bạn dùng rong biển thay thế.

Đường có xu hướng làm cho một người có tính axit. Nếu bạn là một người nghiện đường trong quá khứ, bạn không cần phải ăn nhiều trái cây và rau quả. Thay vào đó, bạn cần nhiều loại thực phẩm kiềm dương: đồ gia vị mặn và dưa chua.

Cách tốt nhất để đạt được một chế độ ăn uống cân bằng là luôn luôn đi theo đường chéo trên Bảng Thực Phẩm Cân Bằng

"Trong hầu hết trường hợp, nếu chúng ta chọn các loại thực phẩm một cách đúng đắn, chúng sẽ được cân bằng," Tôi đảm bảo. "Bạn càng dùng trí phán đoán để chọn lựa thức ăn thì điều đó sẽ trở thành một thói quen tốt và trí phán đoán của bạn sẽ ngày càng cao hơn".

Vì vậy, bạn càng có điều kiện để thấy rõ những tập khí tiêu thụ cũng như những nhu yếu nằm sâu trong tâm thức của mình.



:::Nguồn: Balance of Foods
:::Tác giả: Herman Aihara
::: Việt ngữ: Dạ Lai Hương
::: Hình ảnh: Dạ Lai Hương

No comments:

Post a Comment